Móng đơn là gì? Cấu tạo và phân loại của móng đơn như thế nào? Bạn chưa biết nhiều về móng đơn? Sau đây hãy cùng Bê tông Phú Lộc đi tìm hiểu về nó nhé.
1. Móng đơn là gì?
Móng đơn là gì? Nó là loại móng thường được dùng làm cột nhà dân dụng, móng nối trụ, móng trụ điện, tháp ăng ten…
Móng đơn thường có kích thước không quá lớn. Nó thường có đáy hình vuông hoặc hình chữ nhật. Và được làm bằng gạch, bê tông hoặc bê tông cốt thép.
Nhược điểm của móng đơn đó chính là khi chịu trọng tải lớn. Móng đơn sẽ không chịu được trọng tải lớn. Vì vậy, cần phải mở rộng chân móng và chiều sâu chân móng. Do vậy, móng đơn thường được dùng cho nền đất mà có sức chịu tải lớn.
Xem thêm:
- Móng băng là gì? Cách thi công móng băng
2. Cấu tạo và phân loại móng đơn
2.1. Móng đơn dưới tường
Móng đơn dưới tường thường được áp dụng khi áp lực do tường truyền cuống khi nền đát có tính lún nhỏ.
Các móng đơn đặt cách nhau thường có khoảng cách từ 3cm – 6cm. Được đặt dưới tường nhà. Nhằm chịu lực của tường. Lực sẽ được tác dụng tập trung lên móng đơn.
2.2. Móng đơn dưới cột và trụ
Móng đơn dưới cột thường được làm bằng hộc đá như hình bên dưới chúng tôi đưa ra. Ngoài ra, móng bê tông hay móng bê tông đá hộc cũng tương tự như vậy.
Nếu trên các móng là bê tông cốt thép hoặc cốt thép. Chúng ta cần phải lưu ý về cấu tạo các bộ phận để đặt cột. Các bộ phận này sẽ được tính theo cường độ của vật liệu móng của công trình.
Khi chịu tác dụng của trọng tải tại đáy. Móng sẽ xuất hiện phản lực nền. Và phản lực này sẽ tác dụng lên đáy. Nếu có phần móng chìa ra khỏi chân cột hoặc bậc. Nó sẽ được uốn như dầm console.
Do đó, tỷ số chiều cao và chiều rộng của móng (h/l) sẽ phải lớn khi lực nền (r) lớn. Và cường độ vật liệu cũng phải nhỏ. Vì vậy, để quy định móng cứng hay mềm. Người ta sẽ phải dựa vào một góc đó là góc α .
Đối với những móng cứng thì góc α phải nhỏ hơn góc α max. Nó có nghĩa là tỷ số h/l phải nhỏ hơn các trị số trong hình sau:
Trong trường hợp cốt thép được đặt ở bậc cuối cùng thì h/l của các bậc phía trên sẽ phải nhỏ hơn 1 ( nghĩa là α max = 45 độ)
Chiều cao của bậc móng:
- Bê tông đá hộc h>=30
- Móng gạch đá xây h= 35:60 c
Đối với loại móng đơn bê tông cốt thép. Chúng ta không cần phải khống chế tỷ số h/l. Mà sẽ căn cứ vào kết quả tính để có thể xác định chiều cao, kích thước của móng và cốt thép.
Khi đổ móng bê tông cốt thép. Thường người ta sẽ đổ một lớp sỏi xuồng dưới trước khi đổ. Nó có tác dụng
- Tránh cho hồ xi măng bị thấm vào đất khi đổ.
- Giữ cốt pha và cốt thép được đúng vị trí.
- Tránh bê tông lẫn với đất khi đổ.
Móng bê tông cốt thép lắp ghép dưới cột thường được tạo bởi một hoặc nhiều khối. Để giảm trọng lượng. Người ta sẽ làm thành các khối rỗng để việc thi công dễ dàng hơn.
Tổng kết
Trên đây, Bê tông Phú Lộc chúng tôi đã đưa ra cho bạn định nghĩa móng đơn là gì. Ngoài ra còn có cả phân loại và cấu tạo của móng đơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích đến cho bạn.