Tham khảo quy trình đổ bê tông cột, dầm, sàn chi tiết nhất

Đổ bê tông là một trong những hạng mục cực kỳ quan trọng để có thể tạo nên được kết cấu phần thô cho công trình. Và quá trình này cần được thực hiện chuẩn theo những nguyên tắc và yêu cầu để có thể đảm bảo được chất lượng, khả năng chịu lực cho dự án xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được những nguyên tắc quan trọng khi đổ sàn bê tông cực kỳ hữu ích. 

Đổ bê tông là gì?

Đổ bê tông là một trong những công đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình thi công xây dựng. Cụ thể, bê tông sẽ được trộn từ hỗn hợp xi măng, cát, sỏi và nước theo tỷ lệ nhất định, sau đó vận chuyển và đổ vào khuôn đã được chuẩn bị sẵn.

Bê tông sau khi đổ sẽ được bảo dưỡng để đạt được cường độ và độ bền cần thiết. Quy trình đổ bê tông cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình.

Đổ bê tông là gì?
Đổ bê tông là gì?

Cần chuẩn bị gì trước khi đổ bê tông?

Trước khi bắt đầu đổ bê tông thì bạn cần chuẩn bị theo những yêu cầu sau: 

Chuẩn bị mặt bằng thi công

Đầu tiên cần phải dọn dẹp sạch sẽ khu vực thi công, loại bỏ rác thải, vật cản và san lấp mặt bằng bằng phẳng. Đảm bảo nền đất có độ cứng và chịu tải tốt, nếu cần thiết phải gia cố nền đất bằng lớp bê tông lót hoặc cọc. Nên lắp đặt hệ thống thoát nước để tránh nước ứ đọng ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.

Chuẩn bị mặt bằng thi công
Chuẩn bị mặt bằng thi công

Cốp pha

Lắp đặt cốp pha đúng kích thước, vị trí và đảm bảo độ kín khít. Cốp pha cần có độ bền vững và chịu lực tốt để chịu được tải trọng của bê tông ướt và các thao tác thi công. Bề mặt bên trong cốp pha cần được bôi dầu hoặc vữa chống dính để dễ dàng tháo dỡ sau khi bê tông đông cứng.

Chuẩn bị cốp pha 
Chuẩn bị cốp pha

Cốt thép

Tiếp đó là quá trình buộc cốt thép theo bản vẽ thiết kế, đảm bảo vị trí chính xác, khoảng cách đều đặn và liên kết chắc chắn giữa các thanh thép. Cần vệ sinh sạch sẽ cốt thép trước khi thi công để loại bỏ bụi bẩn, gỉ sét ảnh hưởng đến chất lượng bê tông bám dính.

Cốt thép sử dụng để đổ bê tông 
Cốt thép sử dụng để đổ bê tông

Máy móc và thiết bị

Chuẩn bị đầy đủ các loại máy móc và thiết bị cần thiết cho thi công bê tông bao gồm: máy trộn bê tông, xe vận chuyển bê tông, máy đầm bê tông, máy cắt bê tông,…Cần phải kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng hoạt động của các loại máy móc, thiết bị trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả thi công.

Chuẩn bị máy móc và thiết bị đổ bê tông 
Chuẩn bị máy móc và thiết bị đổ bê tông

Nhân lực

Chuẩn bị đội ngũ thi công có chuyên môn, kinh nghiệm và được đào tạo bài bản về kỹ thuật thi công bê tông. Trang bị an toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong đội thi công và đảm bảo phối hợp nhịp nhàng trong quá trình thi công.

Nhân lực cần sử dụng cho quá trình đổ bê tông 
Nhân lực cần sử dụng cho quá trình đổ bê tông

Xem thêm:

Quy trình đổ bê tông cột, dầm, sàn đạt chuẩn kỹ thuật nhất

Dưới đây là những quy trình đổ bê tông cho các hạng mục cột, dầm, sàn cực kỳ chi tiết mà bạn nên tham khảo để học hỏi những kỹ thuật cần thiết. 

Quy trình đổ bê tông cột

Đảm bảo cốp pha được lắp đặt đúng kích thước, vị trí, có độ kín khít và được chống thấm tốt. Cốt thép cần được buộc theo bản vẽ thiết kế, đảm bảo vị trí chính xác, khoảng cách đều đặn và liên kết chắc chắn.

Đổ bê tông thành từng lớp dày khoảng 30 – 50cm, đảm bảo mỗi lớp bê tông được đầm kỹ trước khi đổ lớp tiếp theo. Sử dụng máy đầm hoặc đầm tay đúng kỹ thuật để đầm chặt bê tông, loại bỏ bọt khí và đảm bảo độ đặc chắc. 

Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1.5 – 2m để tránh để bê tông bị phân tầng và ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Sử dụng bạt hoặc vật liệu che chắn để bảo vệ bê tông khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, mưa gió và bụi bẩn.

Quy trình đổ bê tông cột
Quy trình đổ bê tông cột

Xem thêm:

Quy trình đổ bê tông dầm

Đối với hạng mục dầm sẽ có cách đổ bê tông như sau: 

Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, gỉ sét bám trên cốp pha và cốt thép để đảm bảo độ bám dính tốt giữa bê tông và cốt thép. Đổ bê tông thành từng lớp dày khoảng 15-20cm, mỗi lớp cách nhau khoảng 30-45 phút để thi công lớp tiếp theo.

Bắt đầu đổ bê tông từ vị trí xa nhất so với vị trí tiếp nhận và di chuyển dần về phía gần. Tránh gián đoạn quá lâu trong quá trình đổ bê tông để hạn chế hiện tượng phân tầng và nứt bê tông.

Sử dụng bạt, nilon hoặc vật liệu khác để che chắn bê tông sau khi đổ để tránh tác động của ánh nắng mặt trời, gió mưa ảnh hưởng đến quá trình ninh kết của bê tông.

Quy trình đổ bê tông dầm
Quy trình đổ bê tông dầm

Quy trình đổ bê tông sàn

Bạn cần dọn dẹp sạch sẽ, san lấp bằng phẳng, đảm bảo độ cứng và chịu tải tốt. Lắp đặt hệ thống thoát nước trước khi đổ bê tông sàn. Trộn bê tông theo tỷ lệ và mác thiết kế, đảm bảo độ đồng nhất và thời gian trộn phù hợp.

Sử dụng xe chuyên dụng hoặc phương tiện phù hợp, đảm bảo không bị phân tách hoặc sai lệch tỷ lệ. 

Chia mặt sàn thành từng dải có độ dài từ 1 – 2m và đổ liên tục từ xa đến gần, tránh nước đọng. Bắt đầu từ dầm chính, đổ từng lớp dày khoảng 5 – 10cm, đầm chặt bằng đầm dùi hoặc máy đầm. Đảm bảo độ dày sàn chuẩn theo tính toán ban đầu, bề mặt bằng phẳng, không rỗ tổ ong.

Bê tông sau khi đổ cần được tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, đảm bảo bê tông đạt cường độ và độ bền cần thiết.

Quy trình đổ bê tông sàn
Quy trình đổ bê tông sàn

Xem thêm:

Những lưu ý quan trọng khi đổ bê tông bạn cần biết

Để quá trình đổ bê tông có được chất lượng tốt nhất thì bạn cần phải lưu ý một số kinh nghiệm hữu ích sau: 

  • Chuẩn bị kỹ lưỡng mặt bằng, cốp pha, cốt thép, vật liệu, máy móc, thiết bị và nhân lực trước khi đổ. Bạn có thể tham khảo kỹ bản vẽ thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật để có sự chuẩn bị tốt nhất. 
  • Lựa chọn thời điểm thi công thích hợp, tránh thi công trong điều kiện thời tiết quá nắng nóng, quá ẩm ướt hoặc có gió lớn sẽ làm ảnh hưởng đến cường độ của bê tông. 
  • Thực hiện trộn bê tông theo đúng tỷ lệ và mác thiết kế, đảm bảo độ đồng nhất và thời gian trộn phù hợp.
  • Vận chuyển bê tông đến khu vực thi công bằng xe chuyên dụng hoặc phương tiện phù hợp, đảm bảo không bị phân tách hoặc sai lệch tỷ lệ.
  • Đổ bê tông liên tục, tránh gián đoạn quá lâu, đảm bảo độ sụt bê tông phù hợp.
  • Dầm bê tông bằng đầm dùi hoặc máy đầm để loại bỏ bọt khí, đảm bảo bê tông được đầm chặt và không bị rỗ trên bề mặt.
  • Giữ ẩm cho bê tông sau khi đổ bằng cách tưới nước thường xuyên hoặc che chắn bằng bạt. Bảo dưỡng bê tông đúng cách theo thời gian quy định để đảm bảo đạt được cường độ và độ bền cần thiết.
Những lưu ý quan trọng khi đổ bê tông bạn cần biết
Những lưu ý quan trọng khi đổ bê tông bạn cần biết

Xem thêm:

Những kinh nghiệm đổ bê tông cho các hạng mục quan trọng như cột, dầm, sàn đã được hướng dẫn chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng với những chia sẻ này của Bê tông Phú Lộc sẽ giúp bạn có được chất lượng bê tông tốt nhất cho công trình của mình.

Công ty cổ phần bê tông Phú Lộc

Hotline: 0903 071 734

Gmail: betongphuloc17@gmail.com

Địa Chỉ: 17 Phạm Hùng, Xã Phước Lộc, Huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh      

Đánh Giá post
0/5 (0 Reviews)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat ngay
0903.071.734